In trang

6 mẹo phê bình không làm tổn thương trẻ
Cập nhật lúc : 11:27 20/10/2014

Trẻ trước lúc đi học tiểu học là thời kỳ bướng bỉnh, khi bị phê bình hay chê trách thường không tiếp nhận. Lúc này bố mẹ nên làm thế nào? Chuyên gia cho biết, bố mẹ phê bình khi trẻ làm sai cũng cần phải có “kỹ nghệ”. Các cách phê bình thích hợp, đúng đắn, có sức thuyết phục mới làm cho trẻ tiếp thu. Các bậc phụ huynh thử dùng 6 “mẹo” dưới đây xem nhé.

Chê trách, phê bình con cũng cần có "kỹ nghệ", nếu không sẽ không hiệu quả.

Chê trách, phê bình con cũng cần có “kỹ nghệ”, nếu không sẽ không hiệu quả.

Chưa cần thiết thì đừng phê bình

Các bậc phụ huynh hãy đếm xem số lần chê trách và phê bình trẻ trong một ngày rõ ràng. Nếu vượt quá 5 lần phê bình thì chắc chắn trẻ sẽ “tê liệt” với sự phê bình đó.

Bỏ qua các hành vi chưa tốt nhỏ của trẻ, chỉ quan tâm đến các vấn đề quan trọng, như vậy trẻ mới có thể nghe lời.

Giúp trẻ có xử sự tốt để giảm bớt chê trách và phê bình

Nếu cần đưa trẻ đến nhà người khác chơi, bố mẹ hãy nhớ mang theo cuốn sách hoặc đồ chơi trẻ yêu thích, tránh việc trẻ làm phiền và ngắt quãng cuộc nói chuyện của người lớn hoặc trẻ chán ngán nên gây nhiễu, thậm chí cãi nhau, đánh nhau hoặc làm hỏng đồ vật của chủ nhà.

Khi trẻ mải xem ti vi cần trẻ làm việc gì đó nhẹ nhàng, không nên chờ đến lúc chương trình kết thúc xong mới yêu cầu trẻ làm, làm như vậy tỉ lệ thành công sẽ rất cao. Đương nhiên khi trẻ xử sự tốt, ngoan ngoãn, bố mẹ luôn khẳng định hành vi tốt đó, khi trẻ nhận được sự khen ngợi sẽ càng tự nguyện làm tốt hơn nữa.

Trẻ tầm tuổi trước khi vào tiểu học thường rất bướng bỉnh, nghịch ngợm, không chịu nghe lời (Ảnh minh họa)

Trẻ tầm tuổi trước khi vào tiểu học thường rất bướng bỉnh, nghịch ngợm, không chịu nghe lời (Ảnh minh họa)

Khi phê bình trẻ cố gắng không gọi trẻ là “mày”, “thằng/con này”…

Một số mẹ tức giận quá dùng từ nặng với con ví dụ như “mày, thằng này, con này…”, bố mẹ nên nhẹ nhàng chỉ ra việc mắt mình nhìn thấy, ví dụ “Con vứt đồ đạc bừa bãi hãy thu dọn nhanh nhé”, hoặc dùng cách nhắc việc khác như “Con vẫn còn 10 phép toán chưa làm đấy nhé” để tránh trực tiếp chê trách trẻ.

Cố gắng không dùng từ “không”

Bố mẹ không nên cái gì cũng “không được/ cấm” mà nên chỉ ra mình mong muốn trẻ làm. Ví dụ không cáu gắt trẻ “Con không được làm ồn”, “cấm làm qua loa, đại khái”, thay vì đó, nên nói “Con cần chờ người khác nói xong con mới nói”, “con chú ý bài toán và dấu chấm phẩy có bị sai không nha”…

Không nên hạ kết luận với trẻ

Làm việc gì bố mẹ cũng không hài lòng, cho rằng trẻ đã “quá giới hạn” mà hạ kết luận không chính xác cho trẻ. Bố mẹ nên phán theo sự việc, việc nào nói viêc đó. Ví dụ, không nên nói “Con có tính cách không tốt”, “con xấu tính lắm” mà nên đổi thành “mẹ biết con không có tính xấu đó, mẹ nhắc con mấy lần rồi nhỉ”. Như vậy trẻ sẽ biết lỗi của mình và lần sau không phạm phải nữa.

Ngoài ra, bố mẹ không nên liên kết đến các sự việc cũ để phê phán trẻ. Chỉ cần phê bình lỗi hiện tại. Hãy nghĩ đến tình huống nếu chồng/vợ bạn thường xuyên trách móc việc bạn làm, bạn có cảm thấy chán không? Nếu phụ huynh cũng đối xử với trẻ như thế, trong tim của trẻ cũng sẽ có cảm giác tương tự và buồn chán bạn.

Jenny Dương